Pages

Subscribe:

Ads 468x60px

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012

so sánh vui văn hoá phương Đông và phương Tây

Sự khác biệt giữa 2 nền văn hóa Đông Tây luôn là một đề tài thú vị. Mặc dù toàn cầu hóa đang từng bước ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống, nhưng không vì thế mà đặc trưng của những nền văn hóa này dần bị hòa tan vào nhau.

Lưu Dương, một nữ họa sĩ người Trung Quốc từng có cơ hội được học tập và sinh sống nhiều năm tại Đức đã truyền tải thông điệp về sự khác biệt giữa 2 nền văn hóa này thông qua triển lãm tranh “East meets West” – Đông Tây tương ngộ.

Cùng ngó qua những điểm khác biệt giữa 2 nền văn hóa bạn nhé!

(Hình bên trái minh họa cho lối sống, văn hóa của người phương Tây, còn bên phải là người phương Đông nhé)


1. Cách bày tỏ quan điểm




Người phương Tây bộc trực, thẳng thắn, không dấu giếm, không vòng vo khi thể hiện suy nghĩ của mình.

Ngược lại, ở phương Đông, mỗi một ý kiến được đưa ra cần có những câu “mở đầu” thật lịch sự, văn hoa, tránh làm mất lòng người nghe.


2. Lối sống




Ở châu Âu, châu Mỹ, mỗi một con người là một cá thể có chính kiến của riêng mình, sống độc lập và tôn trọng cái “tôi” là đặc trưng của cách sống phương Tây.

Trái lại, “chúng ta” là điều mà xã hội Á châu luôn hướng đến, một cuộc sống trong đó không chỉ có bản thân, mà còn cần cộng đồng, cái “tôi” chỉ là một phần nhỏ trong cái “chúng ta” mà thôi.


3. Thời gian




Người phương Tây ưa đúng giờ, không cao su, họ coi việc đến trễ là điều tối kị. Đến muộn là một hành động thể hiện sự thiếu tôn trọng với những người phải chờ đợi mình.

Cao su, co kéo thời gian, cho leo cây là tình trạng thường thấy của người châu Á chúng ta, không chỉ làm người đợi phải bực mình, đến muộn còn khiến chậm tiến độ công việc, thật không nên chút nào!


4. Phương thức làm việc




Hình minh họa cụ thể hóa được phương thức làm việc của 2 nền văn hóa: Trong khi người phương tây làm việc với sự liên kết một cách mạch lạc và có hệ thống, người phương Đông lại có cách tổ chức khá rối rắm và nhằng nhịt.


5. Cách biểu lộ cảm xúc





Cũng giống như lúc đưa ra ý kiến, phương Tây có cách thể hiện cảm xúc một cách thẳng thắn, không nói dối suy nghĩ của bản thân, ngược lại người phương Đông lại có tâm lý “sự thật mất lòng”, thường giấu giếm cảm xúc thật của mình để tránh người khác thấy phiền, khó chịu.


6. Cách xếp hàng





Trong khi ở châu Á, khái niệm xếp hàng có lề có lối có phần “xa xỉ” với rất nhiều quốc gia thì tại châu Âu - Mỹ, hình ảnh những đoàn người đứng chờ mua hàng hay lên xe bus chẳng có gì khiến ta ngạc nhiên.


7. Cái tôi cá nhân





Một người Đức có thể coi cái “tôi” của mình là lớn nhất, quan trọng nhất, đặt mọi nhu cầu cá nhân lên hàng đầu, nhưng một người Trung Quốc hay Nhật Bản sẽ sẵn sàng gác bỏ cái “tôi” ấy qua một bên nhường chỗ cho cái “chúng ta”. Theo người phương Đông, cộng đồng quan trọng hơn cá nhân.


8. Số lượng người trên phố ngày cuối tuần





Sau cả một tuần làm việc mệt mỏi, bạn sẽ làm gì vào ngày cuối tuần quý báu? Nếu bạn là người châu Âu, chắc sẽ chọn phương án ở nhà vui vẻ cùng gia đình, tránh đi phố hay ra ngời đường. Nhưng nếu bạn người châu Á, chắc hẳn tụ tập phố phường là niềm vui của bạn.


9. Tiệc tùng





Khi dự tiệc, người phương Tây sẽ đứng thành những nhóm nhỏ cho dễ nói chuyện, bắt bạn, làm quen. Ngược lại, người phương Đông có thói quen đứng thành vòng tròn như chơi mèo đuổi chuột vậy.


10. Đo mức âm thanh ở nhà hàng





Phương Tây coi trọng sự riêng tư, chính vị vậy ở những nơi công cộng, họ cố gắng nói nhỏ để không làm ảnh hưởng đến người khác, cũng như để người khác không làm ảnh hưởng đến mình. Ngược lại, khi vào một nhà hàng, người phương Đông sẽ “việc ta ta nói”, khiến âm thanh vô cùng ồn ào, khó chịu.


11. Tiêu chuẩn của cái đẹp





Người châu Âu, Mỹ vô cùng hâm mộ làn da bánh mật, họ coi người có làn da như vậy là một người khỏe mạnh, tràn đầy sức sống. Trong khi đó, người châu Á lại thích thú khi sở hữu một làn da “trắng như trứng gà bóc” hơn.


12. Cách giải quyết khó khăn





Phương Tây thường sử dụng phương pháp trực tiếp để tiếp cận vấn đề, nhưng người Á Đông có vẻ khoái cách lòng vòng hơn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét